Mùa hè nóng bức đang đến gần, việc chọn lựa những vật liệu chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà trở nên vô cùng quan trọng. Vật liệu này không chỉ giúp giảm nhiệt độ bên trong mà còn tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Bài viết dưới đây của Phong Cách Nội Thất sẽ giới thiệu đến bạn top những vật liệu chống nắng nóng tối ưu nhất cho bạn tham khảo.
Vật liệu chống nóng là gì?
Vật liệu chống nắng nóng là những vật liệu có khả năng dẫn nhiệt rất thấp hoặc hoàn toàn không dẫn nhiệt. Với hệ số dẫn nhiệt thường không vượt quá 0.157w/m.oC. Chúng được ứng dụng rộng rãi để giảm thiểu tối đa sự truyền nhiệt giữa các bề mặt vật liệu. Từ đó giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong các công trình xây dựng, nhà ở và trong các lĩnh vực công nghiệp.
Sử dụng vật liệu cách nhiệt là giải pháp hiệu quả để bảo vệ không gian sống và làm việc khỏi tác động của nhiệt độ môi trường. Đồng thời hỗ trợ người dùng tiết kiệm năng lượng đáng kể.
Một số vật liệu chống nóng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Gạch cách nhiệt: Loại gạch được thiết kế đặc biệt với khả năng ngăn cản sự dẫn nhiệt.
- Sơn chống nóng: Loại sơn có chứa các chất phản xạ nhiệt, giúp giảm lượng nhiệt hấp thụ vào tường nhà.
- Tấm cách nhiệt: Được làm từ các vật liệu như bông thủy tinh, xốp EPS, hoặc tấm sợi thủy tinh, giúp ngăn cản sự truyền nhiệt qua mái và tường.
- Vật liệu phủ mái: Các loại vật liệu như màng phủ bạc, tôn lạnh có khả năng phản xạ lại ánh sáng mặt trời và ngăn nhiệt lượng thâm nhập vào trong nhà.
Vì sao nên sử dụng vật liệu chống nóng cho công trình?
Vật liệu cách nhiệt không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà ở và các công trình công cộng như trường học, bệnh viện. Mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghiệp chuyên dụng. Sau đây là một số lý do nên sử dụng vật liệu này:
- Chống nóng cho không gian sống, giữ cho môi trường bên trong mát mẻ và thoải mái.
- Ngăn chặn tia bức xạ nhiệt và tia UV, bảo vệ da và sức khỏe của con người.
- Giảm tiếng ồn, tạo ra không gian sống yên tĩnh, dễ chịu.
- Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu chi phí năng lượng trong dài hạn.
- Ứng dụng trong máy móc và thiết bị công nghiệp để duy trì nhiệt độ ổn định giữa các môi trường khác nhau.
- Giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài và giữ nhiệt độ trong phòng.
- Các vật liệu này thường được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường nên góp phần bảo vệ hành tinh.
Cách phân loại vật liệu chống nóng hiện nay
Vật liệu cách nhiệt được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau để dễ dàng lựa chọn phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng.
Theo thành phần cấu tạo
Phân loại dựa trên thành phần chính của vật liệu:
- Sợi bông: Như bông thủy tinh.
- Hạt rỗng: Bao gồm hạt vermiculite, hạt sovelit, v.v.
- Tổ ong: Chẳng hạn như dẻo xốp, bê tông tổ ong, v.v.
Theo khối lượng
Phân loại theo khối lượng vật liệu:
- Siêu nhẹ: Từ mác 5 đến dưới mác 100.
- Nhẹ: Từ mác 125 – 350.
- Nặng: Từ mác 400 trở lên.
Theo nguồn gốc nguyên liệu
Vật liệu chống nóng sẽ chia thành hai nhóm chính:
- Hữu cơ: Các vật liệu có nguồn gốc từ các hợp chất hữu cơ.
- Vô cơ: Các vật liệu có nguồn gốc từ khoáng chất hoặc kim loại.
Theo hình dạng
Dựa vào hình dạng bên ngoài của vật liệu:
- Dạng khối: Hình dạng khối cứng, vững chắc.
- Dạng cuộn: Dạng vật liệu có thể cuộn lại.
- Dạng dây: Vật liệu dạng sợi dài.
Theo độ chịu nén
Vật liệu chống nóng phân loại theo độ cứng bao gồm:
- Mềm: Mức lún khi ép < 30%.
- Hơi cứng (bán cứng): Mức lún khi ép từ 6% – 30%.
- Cứng: Mức lún khi ép < 6%.
Theo khả năng dẫn nhiệt
Phân loại dựa trên khả năng truyền nhiệt:
- Dẫn nhiệt kém
- Dẫn nhiệt trung bình
- Dẫn nhiệt cao.
Top 13 vật liệu chống nóng được sử dụng nhiều nhất trong các công trình hiện nay
Nếu bạn đang phân vân giữa nhiều loại vật liệu cách nhiệt trên thị trường hiện nay thì bạn có thể tìm hiểu thông tin về một số sản phẩm cách nhiệt như sau:
Túi khí cách nhiệt
Túi khí cách nhiệt được chế tạo từ lớp màng nhôm tinh khiết kết hợp với đệm không khí dưới dạng các túi nhỏ. Sự phản xạ nhiệt cao của phần màng nhôm cùng với khả năng dẫn nhiệt siêu thấp của túi khí tạo ra khả năng cách nhiệt, cách âm hoàn hảo. Loại vật liệu này không chỉ có giá thành phải chăng mà còn nhẹ, bền, thẩm mỹ cao và dễ dàng thi công nên tối ưu cho nhiều công trình.
Bông thủy tinh
Bông thủy tinh hay sợi thủy tinh là vật liệu chống nóng được sản xuất từ các sợi thủy tinh đan xen để tạo ra cấu trúc giống len. Điểm nổi bật của bông thủy tinh là khả năng chống cháy, không truyền nhiệt, giãn nở lớn nên được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng cách nhiệt, cách âm trong những môi trường khắc nghiệt.
Xốp PU cách nhiệt
Xốp PU là vật liệu cách nhiệt nổi bật nhờ trọng lượng siêu nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Không chỉ có khả năng cách nhiệt hiệu quả, xốp PU còn mang lại khả năng cách âm tuyệt vời, trở thành lựa chọn phổ biến trong các công trình cần chống nóng và giảm tiếng ồn.
Thạch cao tấm
Tấm thạch cao không chỉ được dùng để làm trần giả mà còn mang lại hiệu quả cách nhiệt cao. Với chi phí hợp lý, dễ gia công, loại vật liệu chống nóng cho trần nhà này còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất. Từ đó biến trần nhà trở thành một điểm nhấn trang trí đẹp mắt.
Tìm hiểu: Vật liệu nội thất là gì? 15 loại vật liệu phổ biến hiện nay
Sơn chống nóng
Sơn chống nóng là một trong những giải pháp phổ biến được nhiều gia đình sử dụng để bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của nhiệt độ cao. Các loại sơn chất lượng trên thị trường hiện nay không chỉ giúp cách nhiệt mà còn tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, hiệu quả cách nhiệt của sơn thường chỉ cải thiện một phần. Sơn này thường khó cạnh tranh với các vật liệu chống nóng chuyên dụng khác khi nhiệt độ tăng cao.
Bông Polyester
Bông Polyester là vật liệu cách nhiệt được đánh giá cao nhờ khả năng chống cháy và không bắt lửa. Vật liệu này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà cao tầng hoặc hệ thống dẫn khí nóng, lạnh. Bông Polyester không mùi, không tạo bụi và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Tôn PU cách nhiệt
Tôn PU là vật liệu chống nóng mái nhà được sử dụng phổ biến trong việc lợp mái cho nhà ở và nhà xưởng. Vật liệu này có khả năng phản xạ tia UV và ngăn chặn tia bức xạ nhiệt từ mặt trời, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi cái nóng gay gắt của mùa hè. Ngoài ra, vật liệu chống nóng cho mái tôn này còn giúp chống ồn và tăng độ bền cho mái nhà.
Tấm xi măng cách nhiệt
Tấm xi măng cách nhiệt được phân loại dựa trên thành phần như sợi xenlulo hoặc dăm gỗ. Vật liệu này không chỉ có khả năng chịu nhiệt tốt mà còn tăng cường độ cứng cáp cho các vách ngăn, trần và sàn nhà. Đặc biệt, tấm xi măng này còn chống cháy và kháng mối mọt hiệu quả.
Panel inox cách nhiệt
Panel inox cách nhiệt bao gồm ba lớp, trong đó hai lớp ngoài cùng là inox 304 hoặc 201 và lớp giữa là PU cách nhiệt. Vật liệu chống nóng này có độ dày từ 50mm đến 200mm nên mang lại khả năng cách nhiệt vượt trội, độ bền cao và kháng oxy hóa mạnh mẽ. Vật liệu này khá lý tưởng cho các công trình cần bảo vệ khỏi tác động nhiệt độ.
Gạch mát
Gạch mát được cấu tạo từ lớp PIR (Polyisocyanurate) ở giữa và lớp xi măng mỏng bên ngoài, thường dùng để ốp trần và tường nhà trong các công trình xây dựng dân dụng.
Ngoài ra, vật liệu chống nóng cho tường nhà này có khả năng chịu nhiệt tốt, nhẹ, chống thấm và chống cháy. Vì vậy đây là giải pháp hoàn hảo cho việc cách nhiệt và bảo vệ công trình khỏi các tác động bên ngoài.
Tôn lạnh
Tôn lạnh là một loại thép cán mỏng được mạ hợp kim nhôm kẽm, giúp ngăn chặn sự hấp thụ nhiệt trực tiếp vào ngôi nhà. Nhờ đó, tôn lạnh giúp giảm nhiệt độ bên trong vào ban ngày và làm mát nhanh hơn vào ban đêm. Vì vậy mà tôn lạnh đã trở thành vật liệu chống nóng sân thượng được ưa chuộng trong các công trình hiện nay.
Foam PU cách nhiệt
Foam PU là hợp chất cao phân tử được tạo ra từ polyol, isocyanate và các chất xúc tác, tạo thành bọt xốp siêu nhẹ, không mùi. Vật liệu này có khả năng cách nhiệt và cách âm hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trong thi công mái nhà, cách âm tường phòng hát và các công trình cần cách nhiệt.
Xốp ốp tường
Xốp ốp tường không chỉ ngăn ngừa ẩm mốc mà còn dễ lau chùi, vệ sinh, giúp tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Với đa dạng mẫu mã và màu sắc, giải pháp chống nóng tường nhà này vừa có thể bảo vệ công trình vừa có thể trang trí tường nhà nên phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
>> Xem thêm: Gỗ trong thiết kế nội thất – Ứng dụng đa dạng và tinh tế
Với những vật liệu chống nóng được giới thiệu trong bài viết trên của Phong Cách Nội Thất, bạn hoàn toàn có thể yên tâm trước cái nóng oi bức của mùa hè. Việc chọn lựa đúng vật liệu không chỉ giúp ngôi nhà mát mẻ, thoải mái mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí năng lượng.