Các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện đang thu hút nhiều người quan tâm. Từ những ngôi nhà truyền thống mang đậm nét văn hóa vùng miền đến những công trình hiện đại với phong cách tối giản và tiện nghi. Mỗi kiểu kiến trúc đều mang đến một cái nhìn riêng về thẩm mỹ và phong cách sống. Trong bài viết này, phongcachnoithat.net sẽ giúp bạn tổng hợp các kiểu kiến trúc nhà ở nổi bật nhất.
Tổng hợp các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam phổ biến nhất
Kiến trúc nhà ở Việt Nam thể hiện qua hai phong cách chính: nhà cổ truyền thống và nhà hiện đại. Nhà cổ thường là các mẫu 3 gian, 5 gian, 7 gian và 9 gian mang đậm nét đặc trưng văn hóa xưa. Còn nhà hiện đại sẽ đa dạng với kiểu nhà mái ngói ở nông thôn, biệt thự mini, biệt thự đơn lập, nhà phố, biệt thự liền kề, chung cư, nhà cao tầng, nhà sàn và nhà nổi.
Sau đây là thông tin tổng quan về các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay:
Kiến trúc nhà Việt Cổ
Đặc trưng nhà cổ truyền thống Việt Nam
Người Việt cổ thường xây nhà theo số gian lẻ, mỗi nhà đều có hai chái. Nhà hai chái có thể là nhà hai mái, bít đốc hai đầu hồi, hoặc nhà bốn mái. Các kiểu nhà gỗ truyền thống phổ biến tại Việt Nam đó là:
- Nhà 3 gian
- Nhà 5 gian (tương đương nhà 3 gian 2 chái)
- Nhà 7 gian (tương đương nhà 5 gian 2 chái)
- Nhà 9 gian (tương đương nhà 7 gian 2 chái)
Trong các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam, mỗi ngôi nhà Việt cổ đều thể hiện sự am hiểu của con người về vật liệu thiên nhiên. Đồng thời công trình này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
- Điều kiện tự nhiên: Người Việt thường xây dựng nhà ở những vùng đồng bằng phù sa, thuận lợi cho việc canh tác và chăn nuôi.
- Giai cấp: Nhà người nghèo là mái tranh, vách đất, khung tre, nền đất. Nhà người khá giả làm từ gỗ xoan, mái rạ, vách bùn, nền gạch. Còn nhà người giàu làm từ gỗ quý, chạm trổ tinh xảo, có mái ngói, nền gạch.
- Chức năng: Nhà một gian hai chái hoặc ba gian nhỏ cho người nghèo. Còn nhà ba gian hai chái hoặc năm gian hai chái dành cho người khá giả và giàu có.
Cấu trúc nhà cổ truyền thống Việt Nam
Trong các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam. kiến trúc nhà cổ của người Việt mang ba đặc điểm nổi bật. Nó tạo nên sự khác biệt so với các quốc gia phương Đông khác như Trung Quốc hay Nhật Bản:
Mái nhà dốc thẳng
Mái nhà Việt Nam thường có triền thẳng, không cong như kiến trúc nhà Minh, Thanh của Trung Hoa hay mái Nhật truyền thống. Góc mái được nâng lên một chút, uốn cong nhẹ nhàng tạo cảm giác thanh thoát. Phần đao quật, tức góc mái cong ngược giúp làm mềm đường nét. Đầu đao thường được trang trí bằng đất nung hoặc gạch vữa là biểu tượng cho tinh thần của ngôi nhà.
Ngoài ra, mái nhà thường có các hoạ tiết như gạch hoa chanh ở bờ nóc, long nghê hay cá chép hóa rồng ở hai đầu bờ nóc và các hình tượng thủy quái trang trí bờ quyết. Mái nhà cũng chiếm phần lớn chiều cao của ngôi nhà, nhất là ở các ngôi đình.
Cột nhà to và phình giữa
Trong số các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam, kiểu nhà cổ Việt Nam có phần cột tiết diện lớn, thân dưới phình to và là bộ phận chịu lực chính cho công trình. Cột không chôn xuống đất mà đặt trên chân trụ. Kết cấu ngôi nhà nối với nhau qua các thanh xà ngang, xà ngưỡng. Kiểu dáng ngôi nhà sẽ thay đổi tùy theo vùng miền và thời kỳ.
Chạm khắc tinh xảo trên gỗ
Nhà cổ Việt Nam thường giữ nguyên màu gỗ tự nhiên và chạm khắc các hoa văn tỉ mỉ. Khác với kiến trúc Trung Hoa thường sơn màu và vẽ hình sặc sỡ. Những đường nét điêu khắc thể hiện sự tinh tế và chuẩn mực thẩm mỹ trong kiến trúc truyền thống.
Kích thước nhà cổ Việt Nam được đo bằng thước tầm. Loại thước này dựa theo kích thước cơ thể gia chủ. Từ đó tạo nên sự cân đối và hài hòa trong từng chi tiết, từ chiều cao mái đến độ dốc.
Kiến trúc nhà ở hiện đại ở Việt Nam
Với sự phát triển nhanh chóng của đô thị, nhà ở truyền thống cho đại gia đình dần được thay thế bởi căn hộ độc lập phù hợp với các gia đình nhỏ 2-3 thế hệ. Mặc dù vẫn chú trọng tạo dựng di sản cho con cháu nhưng kiến trúc nhà hiện đại trở nên đơn giản, linh hoạt, giảm bớt vật liệu quý và chi tiết chạm khắc cầu kỳ.
Trong số các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay, bạn có thể tham khảo một số kiểu nhà hiện đại tiêu biểu như sau:
Nhà ở nông thôn
Nhà ở nông thôn thường là nhà có mái ngói truyền thống hoặc biệt thự có khuôn viên rộng. Kiến trúc thường nằm trên một khu đất riêng biệt, diện tích rộng, bao quanh bởi sân vườn, giếng, ao và các khu vực phục vụ sinh hoạt và sản xuất tự cung tự cấp.
Quá trình xây nhà ở nông thôn sẽ sử dụng vật liệu địa phương như gỗ, tre, đá, rơm, rạ. Không gian ngôi nhà sẽ thiết kế mở kết hợp giữa con người và thiên nhiên với nhiều khu vực nửa kín, nửa hở như hiên nhà, thềm, sân và cầu ao.
Nhà chính sẽ nằm ở vị trí cao nhất, dành cho sinh hoạt chung và thờ cúng, được bao quanh bởi cây xanh che nắng. Còn các khu phụ như bếp và nhà vệ sinh thường bố trí xung quanh sân phơi.
Nhà ở thành thị
Trong số các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam, nhà ở thành thị cũng là kiểu nhà nổi bật được chia thành 3 loại chính như sau:
- Biệt thự phố: Nhà biệt lập có sân vườn, dành cho người có thu nhập cao, thường nằm ở ngoại ô hoặc khu nghỉ dưỡng. Kiến trúc 1-4 tầng, có gara, phổ biến là biệt thự đơn lập và song lập.
- Nhà phố liền kề: Các dãy nhà mặt tiền hẹp, xây sát nhau theo cùng kiểu kiến trúc, thường từ 1-3 tầng, phù hợp để ở và kinh doanh. Diện tích mỗi căn từ 80-120m2, mặt tiền rộng tối thiểu 3.3m.
- Chung cư: Tòa nhà nhiều tầng (4 tầng trở lên) với các căn hộ khép kín, dành cho nhiều gia đình. Chung cư cao tầng phải có thang máy, trong khi chung cư thấp tầng (dưới 4 tầng) không cần thang máy.
Nhà ở khu vực đặc thù
Trong các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam, nhà ở các khu vực đặc thù như sông nước hay vùng núi sẽ chia thành 2 loại chính như sau:
- Nhà nổi: Nhà bè hoặc nhà thuyền của các xóm chài, thường có thể di chuyển trên sông nước, nuôi gia súc trên thuyền, phù hợp cho người dân sống ở vùng ngập lụt.
- Nhà sàn: Phổ biến ở vùng đồi núi hoặc ven sông, xây trên cột cao để tránh lũ lụt, độ ẩm cao và động vật hoang dã. Nhà sàn hiện nay vẫn được ưa chuộng tại Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay ngày càng đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống đặc trưng.
Đặc điểm phong thủy nổi bật trong các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam
Phong thủy là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ kiến trúc nhà ở nào tại Việt Nam. Sau đây là một số yếu tố phong thủy nhà ở mà bạn có thể tìm hiểu thêm:
Hướng cửa và cổng
Cửa nhà không được làm cao như mái mà thiết kế rộng để tránh nắng gắt và ảnh hưởng tiêu cực. Đầu hồi thường để hở tam giác để thoát khí nóng và khói bếp.
Cửa và cổng nên xây lệch nhau để tránh gió mạnh, gió độc và không cho đường thẳng xuyên vào nhà. Cửa chính thường đặt giữa nhà, còn cổng lệch về một bên. Theo phong thủy hiện đại, hướng cửa chính sẽ được xác định như sau:
- Hướng cửa chính là đường nối tâm nhà với trung điểm cửa.
- Hướng cửa phải nằm trong cung tốt theo trạch quẻ và đáp ứng nhu cầu đón gió của gia đình.
Hướng nhà
Hướng nhà thường là đường vuông góc với mặt tiền của ngôi nhà. Truyền thống Việt Nam thường chọn hướng Nam để tránh nóng và rét, tận dụng gió mát và tránh được gió mạnh từ các hướng khác.
Phong thủy hiện đại thường xác định hướng cho các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam dựa trên thế đất và âm-dương. Tốt nhất là có hướng nước chảy từ trái qua phải, chọn điểm xây nhà tại giao điểm nước chảy vào và ra. Nếu không rõ hướng nước thì chọn hướng đất thấp và đón gió chủ đạo.
Phong thủy phòng bếp
Bếp và bàn thờ Thổ công thường đặt ở bên trái nhà chính, hướng về phía Tây, tránh gió từ biển vào. Hướng bếp ngược với người đứng nấu, không đối diện nhà vệ sinh hay trên bể phốt. Bếp được đặt theo tuổi gia chủ hoặc theo cung vượng.
Phong thủy phòng ngủ
Phòng ngủ trong các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam hiện nay cần đảm bảo sự thoải mái và thư thái. Hướng phòng ngủ thường theo hướng hợp với chủ nhà. Nếu không hợp cả hai mặt tiền và mặt hậu, giường ngủ nên đặt gần trung cung, theo phương vị và hướng đầu giường hợp với trạch quẻ. Đặc biệt là cần tránh đặt gương chiếu vào giường để đảm bảo giấc ngủ sâu.
Phong thủy phòng thờ
Phòng thờ cần đặt ở nơi sạch sẽ, tránh khu vực vệ sinh, cầu thang và bếp. Không nên đặt bàn thờ quay về sau nhà nếu chủ nhà không hợp hướng đất để tránh xui rủi và bất hòa trong gia đình.
>> Xem thêm: Tổng hợp 6 kiến trúc nhà ở nước ngoài độc đáo và đẹp mắt nhất
Lời kết
Qua bài viết trên của Phong Cách Nội Thất, bạn đã tìm hiểu được các kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam đặc sắc nhất. Hiểu rõ về đặc trưng và xu hướng của từng kiểu kiến trúc sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong việc xây dựng ngôi nhà mơ ước. Hãy lựa chọn phong cách phù hợp và thể hiện đúng cá tính cùng phong cách sống của bạn nhé.